Chứng nhận CE Marking là điều kiện quan trọng để sản phẩm được lưu hành hợp pháp tại thị trường Châu Âu (EU). Đây là minh chứng cho sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn sức khoẻ và bảo vệ người dùng theo quy định của Liên minh Châu Âu. Việc doanh nghiệp có được chứng nhận không chỉ mở rộng cơ hội kinh doanh mà còn nâng cao uy tín thương hiệu. AJA Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ chứng nhận CE Marking trọn gói, giúp doanh nghiệp hoàn thành thủ tục nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Liên hệ ngay với AJA Việt Nam để được tư vấn chi tiết!

1. Định nghĩa
1.1. CE Marking là gì?
CE là tên viết tắt của (European Conformity). CE Marking hay chứng nhận CE đều được đánh giá như hộ chiếu của các sản phẩm, giúp sản phẩm được thông hành trên thị trường EU và Hiệp hội Thương mại Tự do EFTA và cũng rất có giá trị tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Tiêu chuẩn CE không phải là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của sản phẩm mà đó chỉ là tiêu chuẩn để đảm bảo sản phẩm an toàn. Việc sản phẩm có chứng nhận CE tức là đã tuân thủ đúng quy định của Liên minh Châu Âu EU và được tự do buôn bán trên thị trường này.
1.2. Nhận dấu CE
Dấu CE hay còn được được gọi là CE Mark, và được hiểu đơn giản là một tấm hộ chiếu thương mại để vào được thị trường EU, là nhãn hiệu bắt buộc đối với hàng hoá nằm trong danh mục bắt buộc phải tuân thủ theo quy định của EU.

Sản phẩm mang dấu CE có nghĩa là đã được kiểm định và đánh giá trước khi đưa ra thị trường và đáp ứng các yêu cầu của EU về an toàn sức khỏe và môi trường. Việc sản phẩm được dán nhãn CE cũng là một lợi thế cạnh tranh của nhà sản xuất, giúp nâng cao thương hiệu, chất lượng sản phẩm, dễ dàng thâm nhập vào thị trường Châu Âu và là tiền tiền đề để vươn xa ra ngoài thế giới.
2. Đối tượng áp dụng chứng nhận CE Marking mới nhất 2025
Chứng nhận CE Marking được áp dụng tại các quốc gia yêu cầu bắt buộc phải có dấu CE. Cụ thể:
- Các quốc gia nằm trong Liên minh Châu Âu EU: 28 quốc gia thành viên.
- Các quốc gia nằm trong Hiệp hội Thương mại Tự do (EFTA): 28 quốc gia thuộc EU và các nước Na Uy, Thuỵ Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Iceland và Liechtenstein.
- Các đơn vị/ doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh những sản phẩm yêu cầu phải có dấu CE Mark khi xuất khẩu qua các nước Châu Âu.
3. Danh sách những sản phẩm bắt buộc phải có dấu CE Marking
Không phải tất cả các sản phẩm đều phải có dấu CE thì mới được phép lưu hành trên thị trường Châu Âu, điều này khác với tiêu chuẩn FDA của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, theo quy định của Liên minh Châu Âu một số sản phẩm cụ thể bắt buộc phải có dấu CE khi nhập khẩu để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn sức khỏe. Dưới đây, là danh sách các sản phẩm bắt buộc phải có dấu CE:

- Thiết bị y tế (khẩu trang, găng tay,…)
- Thiết bị bảo hộ các nhân PPF
- Thiết bị cấy ghép hoạt động
- Thiết bị y tế chuẩn đoán in vitro
- Sản phẩm có chứa một số chất độc hại RoHS
- Thiết bị điện và điện tử
- Thiết bị năng lượng khí đốt
- Máy móc công nghiệp
- Pin
- Thuốc nổ công nghiệp và thuốc nổ dân dụng
- Thiết bị vô tuyến
- Thiết bị đo lường
- Pháo hoa
- Đồ chơi
- Dụng cụ cân không tự động
- Cơ sở cáp treo
- Thang máy
- Bình áp lực đơn giản
Tuy nhiên, chứng nhận CE không cần thiết áp dụng dụng với một số mặt hàng như: Mỹ phẩm, Thực phẩm, Dược phẩm, Hoá chất.
4. Quy trình chứng nhận CE Marking
Bước 1: Xác định các chỉ thị CE hiện hành
Đầu tiên, cần xác định sản phẩm có bắt buộc phải có dấu CE hay không. Chỉ những sản phẩm thuộc phạm vi của một trong những chỉ thị EU mới cần có chứng nhận này. Hiện có hơn 20 chỉ thị được áp dụng cho các nhóm sản phẩm như thiết bị điện tử, máy móc, thiết bị y tế, đồ chơi,…
Bước 2: Xác định các yêu cầu áp dụng của các chỉ thị
Mỗi chỉ thị sẽ có những yêu cầu cụ thể mà sản phẩm phải đáp ứng trước khi đưa ra ngoài thị trường. Để chứng minh được sự an toàn cho sản phẩm, nhà sản xuất nên tuân thủ tốt các quy định và yêu cầu do Liên minh Châu Âu ban hành.
Bước 3: Xác định lộ trình tuân thủ
Không phải tất cả các sản phẩm đều có thể tự khai báo. Một số nhóm sản phẩm như thiết bị y tế, thang máy, hệ thống báo cháy,… được yêu cầu đánh giá của một bên thứ ba được uỷ quyền như Cơ quan được thông báo.

Bước 4: Đánh giá mức độ phù hợp của sản phẩm
Ngay sau khi các yêu cầu đã được thiết lập, cần phải đánh giá mức độ phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu của chỉ thị. Điều này liên quan đến việc đánh giá/ thử nghiệm độ phù hợp của sản phẩm với các yêu cầu đã được xác định ở bước 2.
Bước 5: Thiết lập hồ sơ
Tất cả các tài liệu liên quan đến sản phẩm hoặc phạm vi sản phẩm cần phải được thiết lập bao gồm các thông tin liên quan đến sự phù hợp và khả năng bao gồm các chi tiết về thiết kế, phát triển và sản xuất sản phẩm.
Bước 6: Khai báo và đóng dấu CE
Khi sản phẩm đã đáp ứng tất cả yêu cầu, nhà sản xuất hoặc đại diện ủy quyền phải Tuyên bố sự phù hợp của EU. Sau đó, dấu CE được gắn lên sản phẩm, xác nhận sản phẩm tuân thủ các quy định của EU trước khi lưu hành trên thị trường.
5. Lý do doanh nghiệp nên có chứng nhận CE Marking
Việc có chứng nhận CE Marking là một trong những bước đệm vững chắc và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường EU:

– Đảm bảo sự lưu thông cho hàng hoá và là giấy thông hành giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận thị trường Châu Âu và thị trường EFTA.
– Hiểu và tuân thủ tốt các quy định pháp luật của Liên minh Châu Âu.
– Chứng minh được sản phẩm an toàn đáp ứng được yêu cầu của Tiêu chuẩn Châu Âu.
– Nâng cao sự cạnh tranh của doanh nghiệp.
– Giúp nâng tầm uy tín thương hiệu và hình ảnh trong mắt khách hàng và đối tác.
– Dấu CE cũng được coi là Hộ chiếu để đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài, đặc biệt là các quốc gia nằm trong khu vực kinh tế Châu Âu.
6. Lý do nên chọn AJA Việt Nam chứng nhận CE Marking
AJA Việt Nam là một trong những tổ chức chứng nhận lớn nhất. Hiện nay, đã có mặt tại tất cả các quốc gia lớn trên thế giới với hơn 30 Văn phòng chi nhánh và hơn 70.000 khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ. AJA Việt Nam là một trong những tổ chức chứng nhận độc lập bên thứ ba đầu tiên sớm nhất được Công nhận bởi tổ chức công nhận Quốc tế hàng đầu: UKAS – Vương Quốc Anh, thành viên sáng lập Diễn đàn Công nhận quốc tế IAF.

AJA Việt Nam đã hoạt động tại Việt Nam với nhiều năm kinh nghiệm và có nhiều lợi thế:
– Hệ thống văn phòng toàn cầu, có hơn 30 văn phòng trên thế giới.
– Đã thực hiện thành công nhiều dự án, làm việc với nhiều doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và thế giới.
– Có đội ngũ chuyên gia trong và ngoài nước giàu kinh nghiệm.
– Cam kết dịch vụ uy tín, tin cậy, chất lượng.
– Giải pháp tối ưu, tiết kiệm thời gian, chi phí.
– Hỗ trợ khách hàng quá trình xuất khẩu hàng hóa qua Châu Âu.
7. Quy định bắt buộc khi dán nhãn CE trên sản phẩm
Việc dán nhãn CE lên sản phẩm cũng được Liên minh Châu Âu quy định khắt khe nghiêm ngặt và là một trong những bước quan trọng trong việc thực hiện chứng nhận CE Marking. Một số quy định chung khi ghi nhãn CE như:

– Tỷ lệ của dấu CE phải được giữ nguyên không được thay đổi và kích thước không được nhỏ quá 5 mm.
– Dấu CE phải được đặt ở vị trí không bị che khuất bởi các logo khác.
8. Liên hệ
Doanh nghiệp có nhu cầu vui lòng liên hệ với AJA Việt Nam ngay hôm nay để được tư vấn thêm về chứng nhận CE Marking.
Công Ty Cổ Phần Chứng nhận AJA Việt Nam
Địa chỉ: Số 5 Ngách 21, Ngõ 168, Nguyễn Xiển, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam.
Trang web: https://ajavncert.vn/
Điện thoại: +84 246 295 7698
Hotline: 098 910 9395
Email: vietnam@acubetic.com / info@ajavietnam.vnx